Trái ngược với hồi trẻ trâu sồn sồn, lúc nào cũng muốn chứng tỏ mình là người lớn, bây giờ mình chỉ muốn làm con nít. Bởi làm con nít thì sẽ vui.
Thứ nhất, con nít nhìn mọi thứ như chính nó.
Khi một sự việc A xảy ra với một đứa con nít, nó sẽ không cố phân tích vì sao người ta lại làm việc A. Nó chỉ đơn thuần thấy việc A là việc A.
Ví dụ, khi ai đó im lặng, nghĩa là họ muốn im lặng. Là con nít, nó sẽ không đào sâu hơn về lý do đằng sau sự im lặng đó. Hoặc khi ai đó nói gì đó, làm gì đó,
Con nít không thể kiểm soát quá nhiều thứ. Vì thế, nó sẽ không thèm nghĩ về những thứ nó không thể kiểm soát.
Con nít thích gì làm nấy, và bắt đầu mọi thứ với một sự ngây thơ nhất. Càng lớn, mình càng thấy tầm quan trọng của sự ngây thơ, hoặc sự hồn nhiên. Khi ai đó muốn bán một thứ gì đó, mà không quan tâm đến
Khi ai đó làm gì đó mà chỉ quan tâm duy nhất đến cái lợi của họ, ta chắc chắn sẽ cảm nhận được điều gì đó.
Bắt đầu mọi thứ với sự ngây thơ, trong định nghĩa của mình, là dốc hết sức trước khi đòi hỏi kết quả, là trao giá trị trước khi nhận được lợi lạc. Nếu nghĩ đến cái lợi của mình ngay từ đầu, ta sẽ làm mọi thứ một cái qua loa, chụp giựt. Mà đã như vậy, ta sẽ không nhận được thứ ta muốn, vì ta không xứng đáng.
Con nít sẵn sàng bỏ chạy, nếu không thích điều gì đó.
Có nhiều việc trong đời cũng đâu cần giải thích, nhưng người ta vẫn cứ phải đi phân trần. “Tôi không thích làm A, không thích ăn Y, không thích gặp Z, vì…”
Tất nhiên, chúng ta luôn biết lý do vì sao chúng ta không thích một thứ gì đó. Nhưng chúng ta không có nghĩa vụ phải giải thích cho người khác. Về cơ bản, việc “tôi không thích” hoặc “tôi quyết định không làm” đã là một lý do rồi. Nếu tôi là con nít và tôi không thích điều này, tôi chỉ việc bỏ chạy thôi.
Con nít không tính toán quá nhiều.
Tại sao ba mẹ ông bà hay dạy những đứa trẻ trong nhà rằng đừng bao giờ nhận đồ của người lạ?
Bởi vì nếu không dặn, tụi nó sẽ nhận!
Khi trở thành người lớn, chúng ta cũng trở nên e dè việc nhận một thứ gì đó. Việc này được xem là lịch sự. Điển hình là khi ai đó tặng chúng ta vì trước đó ta đã giúp đỡ họ.
Hành động đầu tiên (như ông bà đã dạy): “đừng nhận quà” (dù đó là người quen).
Vậy là chúng ta từ chối món quà ấy. Còn người ta thì kiên quyết phải tặng được quà. Hai bên cù cưa qua lại mà chẳng ai chịu cầm món quà ấy về.
Nhưng đối với mình, việc cho đi hay nhận lại đều là một hành động tốt.
Một đứa trẻ có thể sẵn sàng cho ai đó cả một chiếc bánh duy nhất nó có, và nó cũng sẵn sàng nhận một chiếc bánh từ ai đó. Tại sao người lớn lại không?
Nếu ai đó cần mà mình cho được, thì mình cho.
Và nếu ai đó cho mà mình có thể nhận được, thì làm ơn nhận dùm, để người ta còn về.
Con nít sống ngay giây phút mà nó sống.
Con nít chưa nghĩ nhiều về tương lai. Và cũng không có nhiều quá khứ để luyến tiếc. Chúng chỉ sống cho hiện tại.
Hiện tại của con nít lúc nào cũng vui. Nếu không vui, nó sẽ khóc, để ai đó chú ý tới nó, dỗ dành nó, chung quy cũng là để làm cho nó vui.
Khi thành người lớn, mỗi bước đi là một bước rén. Càng tiến về phía nửa sau của cuộc đời, mỗi bước đi của người lớn càng có ảnh hưởng lớn hơn, không chỉ họ mà còn những người khác.
Bởi vậy, trong hiện tại của họ luôn có sự sợ hãi khi nghĩ về tương lai, và sự hối tiếc khi nhìn về quá khứ.
Leave a Reply