Công thức biến nỗi đau thành sức mạnh

Đây là H1.

Đây là H2.

Đây là H3.

Đây là H4.

Đây là H5.
Đây là H6.

Có hai sự thật về nỗi đau cần được làm rõ, đó là:

  • Nỗi đau không là xấu nếu như ta biết cách tận dụng nó.
  • Thời gian chắc chắn sẽ làm nguôi ngoai nỗi đau.

Nỗi đau thì khó chịu thật, nhưng nó không xấu. Nó làm ta tỉnh người. Nó làm ta nhận ra mình phải thay đổi điều gì đó. Đa phần những thay đổi lớn trong mình đều đến từ nỗi đau. 

Nỗi đau ở đâu không nhất thiết phải là nỗi đau về thể xác. Nỗi đau này chủ yếu đến từ: sự từ chối, sự bị loại bỏ, sự so sánh với người khác. Nói chung, đó là khi ta cảm thấy mình dở, mình tệ, mình không đủ tốt cho một thứ gì đó, hoặc cho một ai đó. 

Mình đã ngừng nghe những niềm tin mù quáng như “bạn đủ mà”, “bạn giỏi mà”, “bạn nghĩ mình thất bại chỉ là cảm giác thôi, không phải sự thật đâu”. Nghe thì cũng bùi tai đấy, nhưng mà nó chẳng giúp mình tốt lên chút nào, ngoại trừ độ ảo tưởng về bản thân.

Mình đã từng rơi vào vòng lặp này:

cảm thấy mình yếu kém → tìm đọc những self-help chữa lành

→ rồi lại cảm thấy mình yếu kém → rồi lại chữa lành

Sau này, mình mới nhận ra một sự thật mất lòng:

Khi mình thấy mình thất bại, nghĩa là mình thất bại thật đấy. Không phải cảm giác đâu. 

Đọc tới đây, chắc sẽ có nhiều người nghĩ: “Hmm, nếu vậy thì cuộc sống khó sống quá. Lúc nào cũng thấy mình chưa đủ, vì luôn có người giỏi hơn”.

Mình chỉ cảm thấy thất bại khi: mình đã có thể cố gắng để đạt đến mức 9, nhưng mình lại chỉ chọn cố gắng đến mức 4 mà thôi. Đó là thất bại. Thất bại là khi ta không đủ cố gắng đạt được đến mức mà mình có thể đạt được trong thang đo của chính mình. 

Ví dụ: khi nhìn vào những siêu mẫu, hoa hậu với 3 vòng hoàn hảo và chiều cao lý tưởng, mình cũng thấy ghen tỵ. Tuy nhiên, mình không cảm thấy bản thân mình thất bại. Vì mình hoàn toàn không thể cao lên 30cm dù cố gắng đến mức nào. Đó không phải là thang đo của mình. Nhưng khi nhìn vào một người có cùng chiều cao với mình, nhưng trông họ gọn gàng hơn, khoẻ mạnh hơn, di chuyển nhanh nhẹn hơn, thì mình nhất định phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống và luyện tập. Vì nếu mình cố gắng, mình cũng sẽ được khoẻ mạnh như vậy. Đó là thước đo của mình.

Sẽ có người tin vào những tuyên ngôn chữa lành và bắt đầu hài lòng với bản thân. Đó cũng là một lựa chọn. 

Nói chung, cuộc sống này không nghiêng về hai cực sai hoặc đúng. Nếu bạn hạnh phúc với lựa chọn đó, thì có lẽ nó đúng. Còn nếu bạn vẫn thấy cấn cấn, dù ít hay nhiều, thì chắc cần phải thay đổi. 

Khi mình thất bại, mình đau, mình dừng lại xem vết thương, và mình quyết định thay đổi một chút. Nhận lấy tinh thần chiến binh, mình không sợ nhìn vào vết thương. Bởi nếu càng tránh nhìn vào nó, ta lại càng không biết nó nhỏ hoặc lớn, ở vị trí nào. Lần sau, ta lại va quẹt thêm vào vết thương ấy, càng lúc càng nghiêm trọng. 

Chỉ khi biết vết thương của mình như thế nào, ta mới biết cách chữa trị nó ra sao. Và lần sau, ta tránh không lặp lại những gì gây ra vết thương ấy nữa. . 

Là một chiến binh, mình sẽ không chạy trốn khỏi nỗi sợ đó. Mình sẽ đứng lại, chờ nó đến, và đương đầu với nó. Cảm giác về sự thất bại của bản thân cũng là một nỗi sợ tương tự như vậy. 

Phần 2. From pain to power. Công thức biến nỗi đau thành sức mạnh

Mình gọi công thức này là 4Ps bởi nó có 4 chữ P. Tự nhiên viết tới đây, mình lại thèm pizza!

Pain → Purpose → Progress →  Power. 

Nhìn vào đây, ta thấy có 4 bước. Bây giờ mình sẽ đi từng bước một. 

Bước 1. Pain. Nỗi đau. 

Đầu tiên, hãy biết ơn nỗi đau này, cũng như người/vật/việc đã gây ra nó. Bởi vì cú đấm của nó đau quá, nên bạn tỉnh cả người ra. Có vậy, bạn mới chịu thay đổi. 

Một người khi đang đau thì lúc nào trong đầu cũng chỉ nghĩ nỗi đau của mình. Ở giai đoạn này, có 2 bước cần thực hiện:

Bước 1. Ngồi lại cùng nỗi đau và tìm ra nguyên nhân.

  1. Journaling. Viết về nỗi đau. Và học được những gì. mình có thiếu sót ở điểm A, B, C. mình quá comfortable. mình quá lười dù có nhiều thứ để làm.  
  2. Trò chuyện với bản thân rồi. Hãy thử trò chuyện với người khác
  3. Viết thư cho bản thân. Đặt deadline để thay đổi
  1. Tách mình. Thay vì chịu đau về mặt tinh thần, thử làm đau bản thân về mặt thể xác. Ý mình là, “làm đau” theo nghĩa tích cực. Thử một môn thể thao mới. Đi bộ. Đi đến phòng gym. Đi tập yoga. Đi tập boxing. Đi tập body combat. Đi bơi. Nhảy nhót. Đi tắm. Whatever liên quan đến vận động tay chân. Hoặc thậm chí là quăng điện thoại qua một bên và đi dọn dẹp nhà cửa.

Các hoạt động trên là hoạt động dỗ dành và tách bản thân ra khỏi cơn đau.  Khi đã làm chán chê 3 việc trên, mình tin rằng bạn đã phần nào nguôi ngoai. Đây là lúc bạn chuyển qua bước 2. 

Bước 2. Tách mình ra khỏi nỗi đau.

Bước 2. Purpose. Mục đích. 

Tại sao bạn lại muốn thay đổi?

Bất kì sự thất bại nào cũng ít nhiều làm tổn thương lòng tự trọng trong ta. Nó nói ta không đủ giỏi cho một công việc, không đủ thú vị để duy trì một mối quan hệ, không đủ đẹp để ai đó cảm thấy tự hào khi ta cạnh bên. Nhìn chung, nó nói rằng ta không đủ, không xứng đáng. Ta bị loại.  

Lại một lần nữa mình đi ngược với những tuyên ngôn chữa lành. Mình không thích chữa lành. Mình thích được đập vỡ. Mình thích những sự thật mất lòng hơn những lời nói ngọt ngào sáo rỗng. Mình thích đau đớn hay sự thoải mái. 

Bởi vì mình là một chiến binh. 

Nói vậy không có nghĩa chữa lành là xấu, những sự ngọt ngào là đáng ghét, hay sự thoải mái là đáng khinh. Ý mình là, mình không thấy ý nghĩa mấy nếu mình có được những thứ tốt đẹp ấy một cách dễ dàng. 

Để được chữa lành, mình cần một vết thương đủ lớn. 

Để có được sự ngọt ngào ở hậu vị, mình cần một vị đắng ở hớp đầu tiên. 

Để có được sự thoải mái, mình cần chật vật, đấu tranh cho nó.

Cốt lõi không nằm ở cái bề ngoài của những thứ tốt đẹp. Cốt lõi là ở ý nghĩa của việc sở hữu những thứ tốt đẹp ấy. 

Tương tự, mình nghe người ta thường nói: đánh giá của người khác ko nói lên giá trị của bạn. MÌNH KHÔNG TIN.

đánh giá của người khác ko nói lên HOÀN TOÀN giá trị của bạn. Nhưng nó nói lên phần nào. Và nó không hoàn toàn sai.

Chúng ta nên LẮNG NGHE đánh giá từ người khác. Dù nó khó nghe đến nhường nào. 

VD: khi bạn đến một nơi sang trọng, sạch sẽ, bạn cũng sẽ ko dám đi giày dơ vào, hoặc khi vào nơi tôn nghiêm/chùa chiền/ chánh điện đc lau dọn kỹ càng –> bạn sẽ phải hết mực cẩn thận trong từng bước đi. Ngược lại, khi bạn đến một nơi dơ dáy, hôi hám, bẩn thỉu, thái độ của bạn chắc chắn là có phần coi thường/ sơ sài hơn, bạn sẽ mang giày dơ vào, thậm chí quăng rác bừa bãi ở đó.

nếu chúng ta mặc kệ đánh giá của họ, thì cũng oke thôi. Chỉ là, ta đã bỏ lỡ 1 cơ hội để phát triển bản thân/ sửa chữa những sai sót của chính mình

Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Và hơn nữa, ta ko thể kiểm soát suy nghĩ tiêu cực của người khác lên mình. Chỉ có thể kiểm soát những gì làm nên con người mình mà thôi. 

Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng 

Nếu như ta cho rằng việc ta thất bại chỉ là vì người khác không nhận ra được giá trị của ta, thì ta sẽ chẳng tạo ra một thay đổi gì cả. 

Nhưn nếu ta nhận phần sai sót đó về mình, ta mới bắt đầu thay đổi. 

thay vì prove them wrong thì mình đổi thành: CHẤP NHẬN RẰNG HỌ ĐÃ ĐÚNG. VÀ CHỨNG MINH RẰNG HỌ SẼ SAI. Đó chính là lúc bạn đã sẵn sàng để biến nỗi đau thành sức mạnh.

Vậy là bạn đã làm xong tư tưởng của phần purpose. Bạn chấp nhận mình thiếu sót ở đâu. Bạn chấp nhận mình phải cố gắng thêm. Vậy là bạn đã sẵn sàng để qua bước 3.

Bước 3. Progress

Có 2 bước ở đây. 

Thứ nhất. Chuẩn bị tinh thần bước vào sự không thoải mái. 

Thứ hai. Lên lịch hành động. 

Vì nỗi đau quá lớn. Vì bạn không muốn lặp lại nỗi đau đó nữa. 

Thực chất, ai cũng muốn thay đổi điều gì đó ở bản thân. Tuy nhiên, họ không thật sự lên kế hoạch để tạo ra thay đổi đó. Họ chỉ muốn. Họ không lên kế hoạch hành động. 

Một vài note cho chiến binh:

Nhạc Imagine Dragon. 

Nhạc Sigma. 

Bước 4. Power. 

Nhìn lại sự kiện thất bại bạn sẽ thấy biết ơn hơn là hận thù

Bước 3 và 4 có thể song song nhau. Khi bạn có progress, bạn sẽ thấy power. Và càng có power, bạn càng tin vào cái progress của mình. 

Lúc này, bạn sẽ cảm thấy biết ơn sự kiện đã làm đau bạn hơn là thù hận nó. Nỗi đau của bạn đã được chuyển hoá hoàn toàn thành sức mạnh. Nỗi đau ấy giờ chỉ là một kỉ niệm đẹp, có thể man mác buồn, nhưng không đáng kể *wink.

biết ơn những người đã làm đau mình 

nhìn lại, ta ko ghét họ nữa, bởi vì họ đã đóng một vai phản diện trong cuốn phim cuộc đời ta, để ta trở thành một nhân vật chính anh hùng hơn trong cuốn phim đó. hãy cảm ơn họ, dù có thể bạn ko bao giờ gặp lại họ một lần nào nữa.

vì nhờ sự kiện đó nó cho ta biết mình chưa đủ nó cho ta biết những điểm mình cần cải thiện. 

Và bạn cũng nên cảm ơn bản thân vì đã đón nhận bài học của nó.  Vì đã không chấp nhận là con người cũ. Bạn là một chiến binh!

Lời kết.

Okay, bây giờ wrap up lại nhé. 

  • Hãy ngồi xuống cùng với thất bại để tìm ra những thứ cần phải thay đổi.
  • Và nếu được, hãy soi chiếu bản thân thường xuyên để nhận ra thay đổi mà không cần chờ đến nỗi đau thứ 2.
  • Tuy vậy, đừng sợ nỗi đau. Nỗi đau trong thể thao làm ta dẻo dai và bền bỉ hơn. Nỗi đau trong tinh thần cũng tương tự như vậy.
  • If you’re walking through hell, keep walking. No pain no gain.

Thời gian chắc chắn sẽ làm vết thương trong bạn lành lại. Tuy nhiên, hãy tận dụng nỗi đau này, ngay lúc này, biến nó thành sức mạnh và giúp bạn trở thành một người mới hơn.

2 responses to “Công thức biến nỗi đau thành sức mạnh”

  1. Hung Chu Avatar
    Hung Chu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!